No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Tin Tức
  • Thiết Bị
  • Hệ Điều Hành
  • Ứng Dụng
  • Mạng Xã Hội
  • Thủ Thuật
  • Phần Mềm
  • Game
  • Xe Hơi
  • Tin Tức
  • Thiết Bị
  • Hệ Điều Hành
  • Ứng Dụng
  • Mạng Xã Hội
  • Thủ Thuật
  • Phần Mềm
  • Game
  • Xe Hơi
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Tin Tức

Tàu vũ trụ SpaceX có thể dọn rác vũ trụ

by Viet Publish
03/11/2020
Reading Time: 3 mins read
0
Share on FacebookShare on Twitter

SpaceX có khả năng sẽ tận dụng tàu Starship để thu dọn rác vũ trụ, giúp vùng không gian quanh Trái Đất trở nên thông thoáng hơn.

Starship, phương tiện kích thước lớn mà SpaceX phát triển để chở người và hàng hóa lên vũ trụ, sẽ đảm nhận thêm nhiệm vụ mới, Space hôm 2/11 đưa tin. “Có khả năng chúng tôi sẽ tận dụng tàu Starship để bay đến chỗ một số mảnh tên lửa đã qua sử dụng, dĩ nhiên là tên lửa của những bên khác, và thu gom số rác vũ trụ này”, Gwynne Shotwell, chủ tịch công ty SpaceX, nói trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time cuối tháng 10.

Khác với loại tên lửa dùng một lần rồi trở thành rác trôi nổi ngoài không gian, các phương tiện của SpaceX hướng đến mục tiêu tái sử dụng. Tên lửa khổng lồ Super Heavy của hãng sẽ trở về Trái Đất và hạ cánh thẳng đứng sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Super Heavy là giúp Starship, tàu vũ trụ cao 50 m, thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất. Trên các thiên thể khác như sao Hỏa và Mặt Trăng, Starship đủ mạnh để tự phóng vào không gian.

“Nhiệm vụ mới sẽ không dễ nhưng tôi tin rằng Starship có thể làm được. Tôi thực sự rất hào hứng với chuyện này”, Shotwell chia sẻ về nhiệm vụ dọn rác vũ trụ.

Rác vũ trụ là hiểm họa lớn với các tàu và vệ tinh của con người. Khoảng 34.000 vật thể với đường kính hơn 10 cm đang bay xung quanh Trái Đất, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Các vật thể nhỏ hơn vừa có số lượng lớn, vừa khó theo dõi. Số mảnh rác rộng từ 1-10 cm là 900.000, trong khi số mảnh rộng 0,1-1 cm lên tới 128 triệu.

Những mảnh vỡ nhỏ cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng do các phương tiện trên quỹ đạo di chuyển rất nhanh, ví dụ, tốc độ của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là hơn 28.000 km mỗi giờ. Sự cố va chạm giữa rác vũ trụ và vệ tinh cũng từng xảy ra trên quỹ đạo. Năm 2009, vệ tinh quân sự cũ của Nga Kosmos 2251 đâm vào vệ tinh thông tin đang hoạt động Iridium 33.

Chi phí phát triển, chế tạo và phóng vệ tinh ngày càng giảm nên vùng không gian xung quanh Trái Đất cũng ngày càng chật chội. SpaceX góp phần không nhỏ vào sự “bùng nổ dân số” này. Công ty của Elon Musk đã phóng gần 900 vệ tinh Internet Starlink lên quỹ đạo Trái Đất thấp và dự định phóng thêm hàng chục nghìn vệ tinh nữa.

Tuy nhiên, SpaceX sẽ tối thiểu hóa lượng rác vũ trụ bằng cách để vệ tinh hạ quỹ đạo và cháy rụi trong khí quyển khi không còn hoạt động. Các vệ tinh Starlink cũng có thể sử dụng thông tin từ hệ thống theo dõi rác vũ trụ của Bộ Quốc phòng Mỹ và tự động tránh va chạm, theo SpaceX.

Source: VNExpress
Tags: SpaceX

Viet Publish

Related Posts

Giám đốc Overwatch sắp rời Blizzard

21/04/2021

Google giải thích lý do tại sao nó loại bỏ nội dung khỏi kết quả tìm kiếm

21/04/2021

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống của bạn có thể thúc đẩy viêm nhiễm

16/04/2021

NVIDIA thừa nhận nhu cầu GPU sẽ tiếp tục vượt xa nguồn cung

14/04/2021

Cần sa có những tác dụng phụ về thị lực mà nhiều người dùng không nhận thấy

14/04/2021

MIT sử dụng cấu trúc mạng nhện để tạo ra âm nhạc

14/04/2021
Next Post

Tin đồn mới cho biết flagship tiếp theo của Nokia sẽ trang bị chipset Snapdragon 875

Microsoft đã hỗ trợ Mac sử dụng Apple Silicon trong bản beta của Excel mới nhất

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

© 2021 Viet Publish

  • Trang tin Công Nghệ, Thiết Bị
  • My account

No Result
View All Result
  • Tin Tức
  • Thiết Bị
  • Hệ Điều Hành
  • Ứng Dụng
  • Mạng Xã Hội
  • Thủ Thuật
  • Phần Mềm
  • Game
  • Xe Hơi

© 2021 Viet Publish

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In