Mạng xã hội Telegram bị Brazil cấm hoạt động chỉ vì nhân viên Telegram không check email. Thực hư câu chuyện này ra sao?

Vào thứ 6 tuần trước, ông Alexandre de Moreas – thẩm phán tối cao của Brazil đã yêu Apple và Google chặn ứng dụng Telegram tại quốc gia này. Ông cáo buộc Telegram phát tán tin giả làm ảnh hưởng đến quốc gia.
Đáp lại cáo buộc này, ông Pavel Durov, hiện là nhà sáng lập kiêm CEO của Telegram đã phát ra thông báo giải thích về chi tiết sự việc. Ông cho biết, mọi hiểu lầm hiện tại xuất phát từ việc không check email.
Cụ thể, tại Brazil, các cá nhân thường dùng Telegram để phát tán tin giả. Do đó, tòa án Brazil yêu cầu Telegram gỡ bỏ một tài khoản nọ vì lí do phát tán tin giả. Tuy nhiên, yêu cầu của tòa án được gửi qua địa chỉ email chung của Telegram. Trong khi đó, thường những yêu cầu về pháp lý, Telegram dành hẳn cho một địa chỉ email khác. Vì thế, email của tòa án không gửi tới được hòm thư dành riêng cho phần pháp lý của Telegram cũng như Telegram không đọc được nội dung trong đó.
Sau khi gửi mail nhưng không nhận được phản hồi, tòa án Brazil quyết định ban lệnh cấm Telegram với lí do coi thường tòa án. Tuyên bố cũng cho biết, hiện công ty đã tìm thấy email nói trên và đang cố gắng khắc phục tình hình.
Dẫn lời New York Times, lời giải thích của CEO được tòa án Brazil chấp thuận và Telegram hoạt động trở lại chỉ sau 2 ngày bị cấm. Bên cạnh lời giải thích về việc bỏ qua email của tòa án, Telegram cũng đã thực hiện yêu cầu trong email này và xóa bỏ những tài khoản liên quan đến việc phát tán thông tin về những chính trị gia của nước này.
Discussion about this post