Ấn Độ áp mức thuế 30% cho các giao dịch với tiền mã hóa, dự luật vừa ban hành gây nhiều tranh cãi.

Vào ngày 25-03 vừa qua, quốc hội Ấn Độ vừa thông quan luật mới cho tiền mã hóa gây nhiều tranh cãi. Cụ thể, quốc gia đông dân thứ hai thế giới quy định áp mức thuế 30% cho giao dịch tiền mã hóa, xếp cùng hạng mục chịu thuế như giao dịch chứng khoán.
Điều này có nghĩa, người giao dịch tiền mã hóa sẽ phải trả 30% thuế trên thặng dư vốn (capital gains tax), tức khoản thuế được đánh giá dựa trên chênh lệch giữa giá bán của tài sản và giá mua ban đầu của nó. Bên cạnh khoản thuế nói trên, khi mua hay bán tiền mã hóa, người Ấn Độ cũng sẽ phải trả 1% thuế khấu trừ tại nguồn. Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman cho biết thuế trên thặng dư vốn có hiệu lực từ 1-4, trong khi thuế khấu trừ tại nguồn có hiệu lực từ 1-7.
Giải thích cho quyết định khá gay gắt cho tiền mã hóa, các chuyên gia cho biết việc áp thuế sẽ giúp chặn các giao dịch đầu cơ. Đồng thời, một số chuyên gia cho rằng việc áp thuế này sẽ mang lại thêm 100 triệu USD thu nhập ngân sách cho chính phủ.
Đáp lại dự luật này, khoảng 80% thành viên Hạ viện đồng ý và 20% thành viên còn lại phản đối mạnh mẽ. Họ chỉ trích sự thiếu rõ ràng trong việc định nghĩa tiền mã hóa trong luật, nhiều nghị sĩ cho rằng việc áp thuế như vậy sẽ “chấm dứt ngành công nghiệp tiền mã hóa”. Luật mới này đã gây tranh cãi và bức xúc nhiều trong giới đầu tư tiền mã hóa tại Ấn Độ.
Discussion about this post