Một phát hiện của một nhà khoa học gây chú ý khi cho rằng có một thứ có khả năng vận chuyển nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng trong chân không.

Trong thuyết tương đối hẹp (hay thuyết tương đối đặc biệt), được công bố vào năm 1905, Albert Einstein nói không có bất kỳ vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của ánh sáng (299.792 km/giây) trong môi trường chân không.
Tuy nhiên, điều này có hoàn toàn đúng, nếu chúng ta xét trong môi trường phi chân không.
Mới đây, Claudia de Rham, nhà vật lý lý thuyết tại Đại học Hoàng gia London, đã chia sẻ trên chương trình Live Science rằng: “Tuyên bố không có thứ gì có tốc độ nhanh hơn ánh sáng không hoàn toàn đúng, vẫn còn có một số trường hợp ngoại lệ”.
Ánh sáng thể hiện cả đặc tính giống hạt và giống sóng, và do đó có thể được coi là hạt (photon) và sóng. Điều này được gọi là đối ngẫu sóng-hạt.
De Rham nói, nếu chúng ta xem ánh sáng như một làn sóng, thì có “nhiều lý do” tại sao một số sóng có thể truyền nhanh hơn ánh sáng trắng (hoặc không màu) trong một môi trường cụ thể. Ví dụ trong môi trường như thủy tinh hoặc giọt nước – thì các tần số hoặc màu sắc khác nhau của ánh sáng truyền đi với tốc độ khác nhau.
Theo một bài báo của Đại học Wisconsin-Madison, ví dụ trực quan rõ ràng nhất về điều này xảy ra ở cầu vồng, thường có bước sóng màu đỏ dài và nhanh hơn ở phía trên và bước sóng màu tím ngắn.
Vì vậy, theo de Rham, thứ duy nhất có khả năng di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng, hơi nghịch lý, chính là ánh sáng, mặc dù chỉ khi không ở trong chân không vũ trụ. Lưu ý, bất kể phương tiện nào, ánh sáng sẽ không bao giờ vượt quá tốc độ tối đa của nó là 186.282 dặm / giây.
Discussion about this post